Cái chết của nam ca sĩ Chae Dong Ha nhóm SG Wannabe do treo cổ tự vẫn hôm 27/5 đã gây chấn động Kpop. Rất nhiều người đã khóc thương cho số phận của chàng trai có tài nhưng kém may mắn này. Tuy nhiên khi phát hiện ra một điều trùng hợp liên quan đến ca khúc Gloomy Sunday thì tất cả fan hâm mộ đều rụng rời chân tay. Sự việc xảy ra vào tháng 10/2002 khi Chae Dong Ha hát lại ca khúc Gloomy Sunday và đưa nó vào album đầu tiên của mình.
Chae Dong Ha phải chăng cũng bị lời nguyền của Gloomy Sunday ám ảnh?
Đối với những teen chưa biết về Gloomy Sunday thì việc này không nói lên điều gì. Nhưng với những ai từng đọc qua lời nguyền chết chóc của Gloomy Sunday thì sẽ hiểu, sức công phá của bài hát một thời từng bị cấm phát hành này khủng khiếp đến mức nào. Thật không may, Chae Dong Ha lại "dính dáng" đến bài hát tuyệt mệnh đó. Rất nhiều fan khi biết được tin dữ này đều ngậm ngùi thương cảm. Anh ấy đã bị lời nguyền của Gloomy Sundsay ám ảnh. Đó là bi kịch, một fan hâm mộ viết.
Đĩa hát của Rezso Seress.
Tuy vậy, các nhà chức trách Hàn Quốc đều khuyến cáo rằng, việc Chae Dong Ha hát lại ca khúc Gloomy Sunday chỉ là một sự trùng hợp, không có lời nguyền nào liên quan đến cái chết của anh. Cảnh sát cũng khẳng định Chae Dong Ha chết vì không chịu nổi những áp lực của cuộc sống, không có một bài hát nào có đủ khả năng làm chết người. Mặc dù dư luận Hàn Quốc cố gắng che lấp mối liên quan giữa cái chết của Chae Dong Ha với Gloomy Sunday nhưng những lời xì xầm bàn tán về cái chết kì lạ này vẫn không ngừng được nhắc đến trong mỗi câu chuyện của người hâm mộ.
Lịch sử ca khúc Gloomy Sunday
Ca khúc Gloomy Sunday có tựa Việt là Ngày chủ nhật đen tối, trước đây nhạc sĩ Phạm Duy đã từng dịch sang lời Việt và được hát ở Miền Nam khoảng giữa thế kỷ trước.
Gloomy Sunday được sáng tác bởi nghệ sĩ dương cầm Hungary, Rezso Seress vào năm 1933. Lời bài hát ban đầu rất buồn, nó là sự than khóc cho một tình yêu đã mất và một lời hứa chắc chắn sẽ tử tự để được gặp người yêu ở thế giới bên kia.
Trước khi sáng tác ca khúc này, Reszo đã có một mối tình đơn phương đau khổ với một người phụ nữ. Trong nỗi thất vọng đến cùng cực đó, Reszo đã sáng tác ra ca khúc sầu thảm này để vơi đi nỗi lòng. Sau khi sáng tác, Gloomy Sunday đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất cho rằng đĩa nhạc nghe rất lạ và ca từ quá buồn thảm. Một nhà sản xuất sau khi nghe bài hát đã phải rùng mình thốt lên rằng: Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi nghĩ rằng nó sẽ không đem lại điều gì hay ho cho người nghe. Thế nhưng Reszo cuối cùng cũng tìm được người chịu phát hành bài hát này cho anh. Và ngay sau khi được tung ra thị trường, hàng loạt các sự kiện kinh hoàng và trùng lặp ngẫu nhiên đã diễn ra.
Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản Gloomy Sundaỵ. Ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông rời khỏi quán, và vẫy taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra một khẩu súng và tự kết liễu đời mình.
Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng trẻ đã tự treo cổ tại Berlin (Đức), dưới chân của cô gái là bản nhạc bài Gloomy Sunday.
Một cô thư ký xinh đẹp tại New York (Mỹ) tự tử trong căn hộ bằng hơi ga cũng để lại một mẩu giấy nhỏ yêu cầu bản nhạc Gloomy Sunday được chơi vào buổi lễ an táng cô.
Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.
Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài Gloomy Sunday vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậy. Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư trên thế giới tranh luận về việc người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này.
Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt tuổi tác hay tầng lớp. Một cụ ông 80 tuổi nhảy từ lầu bảy xuống trong khi nghe bài hát. Cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy bài Gloomy Sunday. Một cậu bé giúp việc người Ý, đang đi ngang một người ăn xin đang hát "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu và nhảy xuống.
Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo. Anh ta cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh không hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.
Khi "Gloomy Sunday" trở thành "top hit", Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi thể của cô gái trẻ chết vì uống thuốc quá liều. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".
Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố.
Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đại chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.
Thời gian trôi qua, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.
Cơ quan truyền thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát Gloomy Sunday trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một khúc hòa tấu (orchestral piece).
Cho đến một ngày, cảnh sát tuần tra trên một khu phố nhiều ngày liền đều nghe thấy một đoạn nhạc phát ra từ căn hộ trên con phố anh thường tuần tiễu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe đi nghe lại một bản nhạc không ngừng nghỉ như vậy, người cảnh sát quyết định đến gõ cửa. Khi người cảnh sát bước vào căn nhà, bản nhạc Gloomy Sunday đang phát ra từ máy hát. Thi thể một phụ nữ tự tử bằng thuốc ngủ nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ. Đây mới chỉ là sự bắt đầu của hàng loạt vụ tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, người ta phải ra cấm lệnh đối với bài hát.
Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát Gloomy Sunday. Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy. Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ Gloomy Sunday sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn.
Còn một chuyện nữa mà bạn cũng nên biết là ông Rezso Seress, người viết ra bài nhạc này tự tử vào năm 1968.
Các bạn có mún nghe thử hay ko :hix Nghe thử để xem lời nguyền có như sự thật hay ko :)
p.s: nghe xong mà có tự tử thì đừng về tìm Móm nghe :((